View Notice

Kêu gọi đề xuất ý tưởng dự án "Chương trình đổi mới về nhựa" (Call for Concept Paper "National Anchoring Organizations for Plastics Innovation Programme")
Procurement Process :RFP - Request for proposal
Office :UNDP Country Office - VIET NAM - VIET NAM
Deadline :15-Dec-22
Posted on :01-Dec-22
Development Area :OTHER  OTHER
Reference Number :97177
Link to Atlas Project :
Non-UNDP Project
Documents :
1. Chuong trinh sang tao doi moi ve nhua toan cau
2. Mau y tuong du an
3. Innovation prgramme on plastic
4. Project Concept Paper Template
Overview :

[ENGLISH BELOW]

            Ô nhiễm nhựa, nếu không được ngăn chặn, chắc chắn sẽ đe dọa việc đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững (PTBV). Mặc dù không có mục tiêu nào trong số 17 mục tiêu PTBV lấy ô nhiễm nhựa làm chủ đề chính, nhưng rõ ràng ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu PTBV, bao gồm các mục tiêu 3, 6, 11, 12, 13, 14 và 15. Ô nhiễm nhựa là một thách thức toàn cầu, đòi hỏi phải có hợp tác quốc tế và các mối quan hệ đối tác toàn cầu để cùng nhau giải quyết (mục tiêu 17). Dưới đây là những giải thích cụ thể về tác động của ô nhiễm nhựa đối với sức khỏe, các hệ sinh thái biển và trên cạn, cũng như biến đổi khí hậu (BĐKH).

  • Nhựa và những rủi ro về sức khỏe con người (mục tiêu 3). Nhựa gây ra những rủi ro khác nhau đối với sức khỏe con người ở mọi giai đoạn trong vòng đời của nhựa từ khai thác dầu mỏ, sản xuất, sử dụng, tái chế đến tiêu hủy. i Sản xuất nhựa dẫn đến việc thải ra nhiều chất độc hại, vì nhiều hóa chất không thể thiếu trong sản xuất nhựa là những chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm. Hơn 170 hóa chất fracking (phá vỡ thủy lực) được sử dụng để sản xuất nguyên liệu chính cho nhựa đã được xác định có những tác động đến sức khỏe con người, gây ra những rủi ro trực tiếp cho con người và làm suy giảm các hệ thống miễn dịch của con người, v.v. Theo thời gian, nhựa phân mảnh thành vi nhựa và nhựa nano, gây ô nhiễm thực phẩm, nước và đất trồng. Theo một báo cáo của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), mỗi tuần mỗi người ăn, nuốt hoặc hít vào khoảng 2.000 mảnh nhựa nhỏ li ti, một lượng tương đương với trọng lượng một thẻ tín dụng.ii Qua tiếp xúc với da, hít thở và ăn uống, nhựa có thể dẫn đến ung thư, rối loạn sinh sản, kích ứng mắt và da cũng như các nguy cơ sức khỏe khác.
  • Tác động đến các hệ sinh thái biển, ven bờ và trên cạn (mục tiêu 14 và 15). Mỗi năm, có tới 13 triệu tấn nhựa - tương đương một xe tải chở rác mỗi phút – xả thải vào đại dương.i Theo ước tính mỗi nămii có hơn 100.000 động vật biển bị chết vì nhựavà khoảng 40% động vật biển có vú như cá voi và cá heo đã ăn phải nhựa.iii Hầu hết nhựa phân hủy thành các hạt nhỏ hơn 5 mm, được gọi là vi nhựa, và tiếp tục phân hủy thành các hạt nhựa nano, có kích thước nhỏ hơn 0,1 micromet. Các hóa chất rò rỉ từ nhựa, có thể ảnh hưởng xấu đến các hệ hormone của các loài động vật có xương sống và không xương sống. Vi nhựa còn tương tác với hệ động vật sống trong đất trồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng và các chức năng của đất trồng.

  • Nhựa và Biến đổi khí hậu (mục tiêu 13). Nhựa có nguồn gốc từ nguyên liệu cấp là nhiên liệu hóa thạch và có thể thải ra các khí nhà kính từ đầu cho đến cuối. 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm tiêu thụ khoảng 6% lượng dầu của thế giới: 3% là nguyên liệu thô và 3% là năng lượng cho sản xuất, vận chuyển và đốt nhựa, dẫn đến phát thải lượng khí CO2 khổng lồ. Chỉ riêng năm 2019, việc sản xuất và đốt rác thải nhựa đã tăng thêm khoảng 850 triệu tấn các khí nhà kính (GHG) thải vào bầu khí quyển – tương đương với lượng khí phát thải từ 189 nhà máy điện than có công suất 500 megawatt.i Đến năm 2050, lượng phát thải khí GHG từ nhựa có thể lên tới hơn 56 gigatons - 10-13% của toàn bộ iiquỹ carbon còn lại.

           Nhằm phát huy và hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong việc bảo vệ môi trường, Chương trình Tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP/GEF-SGP) tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng của Việt Nam các dự án nhỏ liên quan đến ô nhiễm nhựa. 

Các tổ chức có nguyện vọng được tài trợ, xin vui lòng gửi ý tưởng dự án bằng Tiếng Việt (bản chính) về:

Chương trình UNDP- GEF SGP Việt Nam 

Ms. Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia

Địa chỉ: Toà nhà Xanh Liên Hợp quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Ngoài ra, Bản mềm gửi theo địa chỉ Email: gef-sgp-vietnam@undp.org

Hạn nộp ý tưởng dự án: 17h (Hà Nội), ngày15/12/2022

***************************************************************************************************************************************************************

          Plastic pollution, if not curbed, will threaten the achievement of many Sustainable Development Goals. While none of the 17 Sustainable Development Goals (SDGs) has plastic pollution as a main theme, it is clear that plastic pollution affects many of these goals, including SDG 3, 6, 11, 12, 13, 14 and 15. Plastic pollution is a global challenge that requires international cooperation and global partnerships to collectively deal with (SDG 17). Specific explanations are drawn below on the impact of plastic pollution on health, marine and terrestrial ecosystems and climate change.

  • Plastics and human health risks (SDG 3). Plastic poses distinct risks to human health (SDG 3) at every stage of its lifecycle from oil extraction, production, use, recycling to disposal. Plastic production results in the release of many toxic substances, as many of the chemicals are integral to production plastics are hazardous air pollutants. Over 170 fracking chemicals that are used to produce the main feedstocks for plastic have known human health impacts, posing direct human risks and impairing human immune systems, and more. Over time, plastics fragment into microplastics and nanoplastics, contaminating food, water and soil. According to a World Wildlife Fund (WWF) report, every human is eating, swallowing or breathing in about 2,000 tiny pieces of plastic each week, an amount equal to the weight of one credit card. Through skin contact, inhalation, and ingestion, plastics can result in cancers, reproductive disorders, and eye and skin irritation and other health risks.
  • Impact on marine, coastal and terrestrial ecosystems (SDG 14 and 15). Every year, up to 13 million tonnes of plastic - the equivalent of one garbage truck per minute - leak into the ocean. It is estimated that more than 100,000 marine animals are killed by plastics each year and about 40 percent of cetaceans such as whales and dolphins have ingested plastics. Most plastic disintegrates into particles smaller than five millimeters, referred to as microplastics, and breaks down further into nanoparticles, which are less than 0.1 micrometer in size. Chemicals leaching from plastics can affect the hormone systems of vertebrates and invertebrates. Microplastics also interacts with soil fauna, affecting their health and soil functions. 

 

  • Plastics and Climate Change (SDG 13). Plastics originate from fossil fuel feedstocks and can emit greenhouse gases from cradle to grave. The 400 million tonnes of plastics produced each year consume approximately 6% of the world’s oil: 3% as raw material and 3% as energy for their production, transportation and incineration, leading to huge emissions of CO2. In 2019 alone, the production and incineration of plastic waste added an estimated 850 million metric tons of GHGs to the atmosphere—equal to the emissions from 189 five-hundred-megawatt coal power plants. By 2050, the GHG emissions from plastics could reach over 56 gigatons—10-13 percent of the entire remaining carbon budget.

           In order to promote and support local initiatives in environmental protection, The Global Environment Facility Small Grants Programme, UNDP (UNDP/GEF-SGP) provides financial support to local non-governmental organizations (NGOs) and community-based organizations (CBOs) to conduct small projects related to plastic. 

For those who are interested in project, please submit Concept Paper to:

UNDP – GEF SGP Vietnam

Ms. Nguyen Thi Thu Huyen, National Coordinator

Address: Green One UN House, 304 Kim Ma, Ba Dinh, Ha Noi

And soft copy to email: gef-sgp-vietnam@undp.org

Submission deadline: 17.00 hrs., 15 December 2022 (Hanoi time)